Các chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

20200919_092456
Giới thiệu ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông
22/05/2021
DSC02652
Tại sao nên học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông
22/05/2021
Show all
WhatIstheInternetofThings1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

Chương trình đào tạo ngành Điện tử Viễn thông nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức toàn diện và hiện đại về Kỹ thuật điện tử viễn thông, bao gồm:

– Kiến thức cơ sở cốt lõi và cần thiết về cấu kiện điện tử, mạch điện, điện tử tương tự, điện tử số và các quá trình xử lý tín hiệu.

– Kiến thức toàn diện và hiện đại về viễn thông,

–  Kiến thức căn bản trong hội tụ điện tử  – tin học – viễn thông, bao gồm cả lý thuyết, thực hành và thực tế mạng lưới.

Trên cơ sở của xu hướng phát triển mạng, công nghệ, dịch vụ, yêu cầu nhân sự và kiến thức từ các doanh nghiệp, chương trình đào tạo ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông được xây dựng theo 3 chuyên ngành:

        1. Hệ thống IoT

        2. Thông tin vô tuyến và Di động

        3. Mạng và Dịch vụ Internet

Chương trình đào tạo được xây dựng nhằm đạt đến các mục tiêu:
– Đáp ứng sự phát triển công nghệ ICT;
– Đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của doanh nghiệp;
– Bám sát nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội;
– Hướng đến tính liên ngành nhằm đáp ứng các vị trí công việc trong xu hướng hiện nay và mở rộng khả năng làm việc của sinh viên điện tử viễn thông trong các lĩnh vực khác nhau
– Hướng đến các công nghệ và lĩnh vực trọng tâm, phù hợp xu thế, có tiềm năng phát triển trong tương lai.

 

1. Tổng quan về chuyên ngành Hệ thống IoT

chuyên ngành Hệ Thống Iot,mạng

Internet of Things (IoT) đang thay đổi cách chúng ta sống, làm việc, du lịch và kinh doanh. Công nghệ IOT còn là cơ sở của một quá trình chuyển đổi công nghiệp mới, được gọi là Công nghiệp 4.0 , và là chìa khóa trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các tổ chức, thành phố và xã hội nói chung.

Vị trí nghề nghiệp:

1. Kĩ sư viễn thông
2. Chuyên viên giải pháp mạng
3. Kĩ sư vận hành bảo dưỡng mạng
4. Quản trị mạng
5. Phát triển các ứng dụng IoT
6. Kĩ sư thiết bị IoT
7. Vận hành, bảo dưỡng mạng và dịch vụ IoT
8. Thiết kế mạng IoT
9. Lưu trữ và phân tích dữ liệu
10. Quản trị cơ sở dữ liệu
11. Khai thác và vận hành hệ thống lưu trữ dữ liệu; …

 

2. Chuyên ngành Thông Tin Vô Tuyến và Di Động

Chuyên ngành Thông Tin Vô Tuyến và Di Động,Mạng.

Chương trình học:

Theo học chuyên ngành Thông tin vô tuyến và Di động, sinh viên được:

+ Cung cấp các lý thuyết, kiến thức căn bản cũng như chuyên sâu của các kỹ thuật truyền thông số, truyền tin không dây. Từ việc hiểu các nguyên tắc cơ bản về truyền tin không dây, mã hóa và xử lý tín hiệu, đến xây dựng bộ thu phát không dây và thiết kế mạng không dây thông minh.

+ Nghiên cứu kiến thức chuyên sâu về các hệ thống mạng thông tin vô tuyến hiện đại, hệ thống truyền thông số mặt đất và vệ tinh,  và các thế hệ mạng thông tin di động (3G, 4G, 5G, 6G…)

+ Nghiên cứu các hệ thống và thiết bị kỹ thuật thu phát tín hiệu văn bản, hình ảnh, âm thanh bằng kết nối không dây dựa trên sóng điện từ hoặc quang không dây.

+ Nghiên cứu và thực hành thiết kế hệ thống và thiết bị vô tuyến, các bộ thu phát vô tuyến.

+ Nghiên cứu và thực hành vận hành trên lab các hệ thống thông tin di động với các hệ thống thật và kiến thức cập nhật.

Vị trí nghề nghiệp:

1. Kỹ sư vô tuyến : thiết kế, chế tạo các thiết bị thu phát vô tuyến; đo kiểm tối ưu chất lượng mạng vô tuyến, phân tích tối ưu đưa ra các giải pháp điều chỉnh tham số nâng cao chất lượng mạng vô tuyến; vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị truyền dẫn thuộc các hệ thống thông tin vệ tinh và phát thanh, truyền hình
2. Kĩ sư mạng thông tin di động : quy hoạch, thiết kế, lắp đặt, tích hợp, vận hành khai thác, bảo dưỡng mạng viễn thông, mạng thông tin di động
3. Kĩ sư phát triển các dịch vụ và ứng dụng di động.

 

3. Chuyên ngành Mạng và Dịch vụ Internet

CHUYÊN NGÀNH MẠNG VÀ DỊCH VỤ INTERNET

1. Tầm quan trọng của chuyên ngành

Mạng truyền thông và dịch vụ internet đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối vạn vật trong kỷ nguyên số hóa. Ngoài ra, mạng truyền thông và dịch vụ Internet còn có khả năng thúc đẩy và thay đổi bản chất của các ứng dụng trong cuộc sống, phát huy hiệu quả tương tác và góp phần kiến tạo các giá trị mới cho con người. Do đó, nhu cầu nguồn nhân lực về chuyên ngành tại thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai ngày càng gia tăng và là nhu cầu không thể thiếu trọng trong mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Phạm vi chuyên ngành
Phạm vi của chuyên ngành mạng truyền thông và dịch vụ internet bao gồm việc nghiên cứu, làm chủ và phát triển các nguyên lý, kiến trúc, phương thức hoạt động của các loại mạng truyền thông; phát triển, thiết kế, xây dựng và ứng dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho các loại mạng truyền thông; phát triển các ứng dụng dịch vụ trên nền mạng Internet; nghiên cứu, làm chủ và phát triển được các công nghệ bảo mật cho các mạng truyền thông.
3. Nội dung chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên tiếp cận và làm chủ các nguyên lý hoạt động và điều hành mạng để có thể thiết kế, quản trị, cải thiện hiệu năng và đảm bảo an toàn cho mạng truyền thông; Tiếp cận và nắm bắt các công nghệ mới như điện toán đám mây, tính toán lưới, tính toán di động, lập trình ứng dụng, an toàn và bảo mật thông tin để có thể khai thác ưu thế công nghệ và tạo lập các dự án cá nhân. Hệ thống phòng Lab hiện đại giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng chuyên nghiệp sớm và tạo điều kiện phát triển các ý tưởng cá nhân.

4. Vị trí nghề nghiệp:

Trong một thế giới tất cả kết nối Internet, các kỹ sư ngành mạng truyền thông và dịch vụ Internet có thể làm việc trong hầu hết các đơn vị trong và ngoài nước hay startup tại các vị trí như sau:

– Kĩ sư quản trị mạng và hệ thống tại các ngân hàng, các trung tâm dữ liệu, các nhà khai thác công nghệ và dịch vụ lớn trong và ngoài nước.

– Kĩ sư xây dựng, thiết kế, và vận hành mạng chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp sử dụng hạ tầng ICT để phát triển các ngành nghề trong xã hội như giao thông, y tế, nông nghiệp, …

– Kĩ sư khai thác và triển khai các ứng dụng, phần mềm cho các nhà khai thác mạng cũng như người dùng mạng IoT.

– Kĩ sư xây dựng giải pháp kết nối mạng cho các doanh nghiệp ngoài ngành ICT.

– Kĩ sư thiết kế và xây dựng hệ thống an ninh mạng truyền thông.

– Kĩ sư hoạt động trong các môi trường học thuật, nghiên cứu và tự phát triển startup.