Ngành điện tử – viễn thông và CNTT trong cách mạng 4.0

Baiviet4
Thông báo: Danh sách giảng viên hướng dẫn đồ án tốt nghiệp sinh viên khóa 2018-2022, ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông
30/09/2022
Baiviet4
Thay đổi phương án đăng ký chuyên ngành cho D19VT
07/10/2022
Show all
dsc-1375-copy-1500279906791 copy

Trong thị trường lao động toàn cầu hiện nay, việc phân công lao động quốc tế ngày càng được mở rộng và đi theo chiều sâu. Xu hướng toàn cầu hóa đang đẩy mạnh sự phát triển của các phương thức sản xuất mới bằng cách khai thác triệt để khoa học, công nghệ. Các phát minh khoa học trong các lĩnh vực đóng vai trò quyết định làm tăng năng suất lao động.

Trong thời gian gần đây, chủ đề “công nghiệp 4.0” được đưa ra thảo luận ở nhiều nơi, đây là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.

dsc-1454-copy-1500279971170

Trong cuộc cách mạng công nghiệp sắp tới, Công nghệ thông tin và Điện tử – Viễn thông đóng vai trò quan trọng. Các yếu tố của thế giới số trong cách mạng công nghiệp thứ 4 sẽ là:

Trí tuệ nhân tạo (AI): Là ngành khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. Dữ liệu lớn (Big Data) và khoa học dữ liệu (Data Science): bao gồm các công nhệ xử lí tập dữ liệu lớn và phức tạp mà các ứng dụng truyền thông không xử lí được. Internet vạn vật (IOT): mạng Internet được sử dụng như một mạng toàn cầu kết nối các thiết bị công nghệ, trở thành một công cụ đóng vai trò tạo thành các dịch vụ, ứng dụng tiên tiến.

Điện tử – Viễn thông và Công nghệ thông tin là hai ngành kỹ thuật mũi nhọn cho phép tạo ra cơ sở hạ tầng kết nối, trao đổi, thu thập, lưu trữ và xử lý nguồn thông tin khổng lồ của Thế giới số và tạo ra các giá trị mới trong chuỗi sản xuất, phân phối sản phẩm.

dsc-1433-copy-1500279906801

Đào tạo nguồn nhân lực Điện tử – Viễn thông và Công nghệ thông tin trong nền kinh tế tri thức

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cơ sở đưa đến một loại hình phân chia cơ cấu nhân lực mới với hai thành phần cơ bản: nhân lực thừa hành và nhân lực sáng tạo. Thị trường lao động trong tương lai sẽ ngày càng hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao, bên cạnh kiến thức chuyên môn thì các kỹ năng mềm và năng lực sáng tạo rất cần có để có thể làm việc trong các doanh nghiệp lớn, liên tục đổi mới để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao với hàm lượng tri thức lớn.

dsc-1375-copy-1500279906791

Hiện nay, giáo dục đại học ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nền giáo dục đại học đang chú trọng trang bị cho kỹ sư kỹ năng thiết kế hệ thống, kỹ năng phân tích, làm việc nhóm, tương tác, hòa nhập và đặc biệt là khả năng học tập suốt đời bắt kịp và thích nghi với sự thay đổi cực kỳ nhanh chóng của khoa học công nghệ. Các trường đại học khoa học và công nghệ hiện đại không chỉ còn là nơi hình thành ý tưởng mà đã có xu hướng trở thành là “công xưởng” cho ra đời các giải pháp, sản phẩm khoa học công nghệ hiện đại, đào tạo đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học trình độ cao hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn.

Theo Báo điện tử Dân trí.